Nguyên nhân gai cột sống có rất nhiều nhưng nhiều người lại không biết. Bệnh gai cột sống thường xuyên xảy ra ở những người đã có tuổi và khi có bệnh thì rất khó chữa, gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây ra căn bệnh gai cột sống là gì và cách để phòng tránh căn bệnh gai cột sống, hãy cùng Thiết Bị Y Tế Quang Vinh theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về căn bệnh này nhé.
Tìm hiểu về căn bệnh gai cột sống
Đúng như cái tên của nó, khi ở giữa các đốt xương hình thành các gai xương đâm vào nhau thì nó được gọi là bệnh gai cột sống. Đây là một trong những triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thường có ở người cao tuổi. Xương tại phần đầu của đốt xương sống mọc thêm ra hình thành nên gai của cột sống. Viêm khớp cột sống mãn tính khiến dây chằng bao quanh khớp và sau đó canxi sẽ tích tụ quanh dây chằng chỗ đĩa sụn và đầu đốt sống sẽ gây ra xương thừa và tạo ra gai xương ở các đốt sống.
Có hai vị trí hay xảy ra căn bệnh gai cột sống nhất đó là cột sống cổ và cột sống lưng, ngoài hai vị trí đó ra thì gai cột sống còn có thể hình thành ở nhiều vị trí xương sống khác trên cơ thể mà chúng ta không thể đoán trước hay ngờ được là tại vị trí đó sẽ có gai cột sống.
Bệnh gai cột sống nếu phát hiện sớm thì sẽ không gây ra ảnh hưởng về sau, nhưng nếu phát hiện muộn và khi bệnh đã nặng mới phát hiện và chữa trị thì căn bệnh sẽ trở nên nặng hơn, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hằng ngày, kể cả là sinh hoạt nhẹ nhàng nhất. Người bệnh sẽ bị đau dữ dội ở vùng thắt lưng, cổ hoặc vai. Những cơn đau thường xảy ra do dây thần kinh bị chèn ép quá mức vì gai phát triển mạnh. Nếu nặng hơn thì những cơn đau kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chân tay, khiến cho việc cử động trở nên cực kỳ khó khăn. Những triệu chứng thường thấy là tê bì chân tay, khớp chân tay khó cử động…
>>> Xem thêm: Máy sắc thuốc tự động mang đến nhiều tiện ích
Tại sao lại mắc bệnh gai cột sống?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh gai cột sống, những nguyên nhân tiêu biểu là:
Viêm xương khớp
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp ở người cao tuổi. Khi bị viêm xương khớp, những gai xương sẽ có cơ hội để phát triển vì tế bào bị kích thích, xương bị nhô ra và đàn dần biến thành gai xương.
Gai cột sống do lắng đọng canxi
Người lớn tuổi cũng thường xuyên bị gai xương khớp do nguyên nhân này. Khi cột sống bị thoái hóa thì canxi sẽ bị lắng đọng dưới dạng calcipyrophosphat. Những vị trí thường bị thoái hóa nhất là xương đốt sống, dây chằng quanh khớp, đĩa sụn. Thoái hóa xương khớp gây ra tình trạng bị mất nước trầm trọng, từ đó sụn khớp dần được hình thành, sau đó quá trình canxi hóa diễn ra và tạo thành gai xương.
Gai cột sống do chấn thương vật lý
Xương có cơ chế tự hình thành lại như cũ sau khi bị tổn thương. Mặt này vừa có lợi lại vừa có hại vì khi xương tự tu bổ thì khả năng cao là nó sẽ tạo thành gai cột sống, gây bất tiện và đau đớn cho người bệnh.
Gai cột sống do cột sống bị thoái hóa
Thoái hóa cột sống có khả năng gây ra bệnh gai cột sống cao nhất. Khi cột sống bị biến đổi hình thái thì sẽ tạo điều kiện tốt để cho gai cột sống phát triển. Tình trạng thoái hóa diễn biến càng nặng thì gai cột sống sẽ càng nghiêm trọng hơn. Chính vì thế chúng ta không nên để cột sống bị thoái hóa, nếu đã bị thoái hóa rồi thì phải chữa trị để bệnh không tiến triển nặng hơn.
Tìm hiểu thêm: Bệnh gai cột sống tại wikipedia
Những triệu chứng của căn bệnh gai cột sống
Khi bị gai cột sống thì sẽ có những biểu hiện rất dễ nhận thấy như:
– Khi di chuyển thấy nhói đau ở vùng cổ và thắt lưng, tình trạng không thuyên giảm mà các cơn đau ngày một kéo dài. Khi đau sẽ cảm thấy cơn đau này liên quan đến vùng cột sống. Khi nghỉ ngơi thì cơn đau ít khi xuất hiện, nhưng khi vận động thì cơn đau sẽ xuất hiện dồn dập và dữ dội.
– Phần cột sống đôi khi sẽ bị mất cảm giác hoặc cảm thấy có điều bất thường ở vị trí này.
– Bệnh sẽ gây nên những cơn đau tê bì ở chân tay, ở cổ và lan ra bả vai khi tiến triển nặng.
– Tay chân yếu dần, không còn nhiều sức lực vì cơ bắp bị yếu đi.
– Mất đi sự cân bằng trên cơ thể.
– Khi bệnh nặng hơn và trở nên nguy kịch thì bệnh nhân sẽ đi tiểu tiện và đại tiện mất kiểm soát.
– Cơ quan thần kinh thực vật bị rối loạn, gây ra chứng tăng tiết mồ hôi, rối loạn phản xạ tự nhiên, tăng giảm huyết áp đột ngột, suy giảm hô hấp…)
Phương pháp phòng ngừa gai cột sống
– Thường xuyên vận động, không ngồi quá lâu ở một tư thế hoặc ngồi sai tư thế.
– Chú ý cân nặng, tránh bị thừa cân béo phì để giảm áp lực cột sống.
– Không bê vác nặng đè lên vai và cột sống.
– Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, nhất là những môn thể thao có ích cho xương khớp như yoga và bơi lội.
– Cân bằng dinh dưỡng ở mỗi bữa ăn và kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giảm thiểu nguy cơ gai cột sống và thoát vị đĩa đệm.
– Bổ sung thức ăn giàu canxi để xương chắc khỏe.
– Dùng đệm mềm khi ngủ, tránh nằm giường cứng gây đau lưng và đau nhức xương khớp.
– Nằm ở tư thế thoải mái, tránh nằm cong lưng hoặc vẹo người khiến cho cột sống bị tổn thương.