Những bài tập thở yoga trị liệu đang dần trở nên phổ biến khi mọi người đang ngày càng quan tâm đến sức khoẻ. Đặc biệt là đối với bộ môn yoga, việc tập thở là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, Thiết bị y tế Quang Vinh muốn giới thiệu với bạn những bài tập thở trong yoga trị liệu để bạn có thể dễ dàng tập theo và nâng cao sức khoẻ của mình.
Việc tập thở trong yoga quan trọng như thế nào?
Bất cứ ai trong chúng ta đều bắt đầu và kết thúc cuộc sống bằng hơi thở. Việc hô hấp chính là yếu tố quan trọng nhất để duy trì cuộc sống của mỗi người.
Hơi thở ảnh hưởng rất nhiều trong sức khoẻ của bạn. Một cơ thể khoẻ mạnh sẽ có hơi thở khoẻ mạnh, hơi thở yếu đi nghĩa là sức khoẻ cũng đang yếu đi.
Trong cuộc sống bận rộn hiện đại, chúng ta quá bận bịu để có thể quan tâm nhiều tới việc hít thở hàng ngày, môi trường lại đang ngày càng ô nhiễm.
Do đó, việc tập thở đúng kỹ thuật trong cuộc sống hàng ngày nói chung và trong yoga trị liệu nói riêng là điều vô cùng quan trọng để nâng cao cơ chế tự loại bỏ độc tố của cơ thể, giúp ta tự lọc các độc tố và bụi trong không khí tốt hơn.
Ngoài ra, việc cung cấp thêm oxy cho cơ thể sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, tăng hoạt động của các múi cơ giúp bạn có thể thả lỏng được cơ thể, giảm căng thẳng và cải thiện trí lực.
Khi bạn thở đúng cách và đúng kỹ thuật một cách thường xuyên, tim sẽ hoạt động tốt hơn và giúp máu đi đến các tế bào nhiều hơn. Một tác dụng nữa của việc luyện các bài tập thở yoga trị liệu là giúp cho hệ tiêu hoá ổn định hơn, tránh được các bệnh về đường ruột hay dạ dày.
Việc ngồi thiền và tập thở trong yoga đồng thời sẽ là cách giúp bạn điều chỉnh lại dáng ngồi và cột sống, từ đó hạn chế đau lưng, đau cột sống và cổ vai gáy.
>>> Xem thêm Nguyên nhân và cách phòng tránh đau cột sống lưng dưới.
Các bài tập thở yoga trị liệu giúp nâng cao sức khoẻ
Bài tập thở sâu (deep breathing)
Đây là một cách hít thở trong yoga được cho là cơ bản, phổ biến nhất dành cho người mới bắt đầu tập yoga. Kỹ thuật này sẽ giúp học viên thải độc và tăng cường năng lượng vô cùng tốt.
Bạn có thể ngồi trên ghế hoặc sàn nhà, thẳng lưng và vai. Đặt tay lên đầu gối. Ngồi vắt chân ở tư thế đài sen.
Nhắm mắt, thở như bình thường khoảng 1 phút, thư giãn cơ mặt.
Thở ra tầm 4 giây đồng thời bụng hóp vào tới xương sống. Hít vào thật chậm.
Cố gắng tập trung vào hơi thở đúng nhịp điệu và thời gian. Thực hiện bài tập từ 3 đến 5 phút.
Bài tập thở ống bễ bhastrika
Người ta gọi cách thở trong yoga này là kỹ thuật thở ống bễ. Bởi khi tập bạn sẽ nghe được luồng không khí đi qua mũi tương tự như tiếng ống bễ lò rèn.
Bắt đầu bằng tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân khoanh lại, đồng thời đặt hai bàn tay lên đùi. Lưu ý giữ cổ và lưng thẳng hàng.
Thả lỏng cơ bụng, tập trung hít một hơi thật mạnh và sâu bằng mũi đến khi bụng phình ra.
Sau đó từ từ thở ra thật mạnh khi bụng đã xẹp xuống.
Cố gắng duy trì hơi thở này 10 lần. Bạn hoàn toàn có thể lặp lại nhưng không nên làm quá 5 phút.
Bài tập thở mũi luân phiên nadi shodhana
Đây là một trong những cách hít thở trong yoga được nhiều người ưa chuộng nhờ giúp cân bằng hệ thần kinh, giải tỏa căng thẳng và thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Để chuẩn bị, bạn hãy ngồi thẳng lưng trên thảm tập với một tư thế thoải mái nhất
Tay trái đặt thả lỏng bên cạnh. Đưa tay phải lên dùng ngón cái bịt mũi. Thả lỏng tay trái trên đùi hoặc trong lòng bạn rồi đưa tay phải lên mặt.
Cụp ngón tay trỏ và ngón giữa lại sau đó dùng ngón tay cái bịt lỗ mũi bên phải lại, hít vào từ từ bằng lỗ mũi trái.
Khi đã hoàn thành việc hít vào, bạn dùng ngón tay áp út bịt lỗ mũi trái lại và mở lỗ mũi bên phải ra sau đó từ từ thở ra bằng lỗ mũi này.
Đây là bài tập thở ra hít vào bằng mũi luân phiên nên bạn có thể thực hiện trong vòng 10 lần.
Tư thế Kapalbhati (Thở làm sạch thùy trán)
Ngồi bắt chéo chân trên tấm thảm tập yoga của bạn.
Ngồi thẳng lưng, cổ và cằm.
Nhắm mắt lại và đặt tay trên đầu gối ở một vị trí thoải mái.
Cơ bụng của bạn phải được hoàn toàn thoải mái, không căng thẳng.
Hít vào thật sâu và thở ra. Khi thở hết không khí ra ngoài, bạn sẽ thấy bụng hóp vào bên trong.
Nếu bạn mới bắt đầu, hãy tập thở tối đa 30-50 lần. Dần dần tăng tốc độ và tiếp tục tối đa 5-10 phút thở sâu.
Lưu ý: Không tập bài tập này khi bạn đang có kinh nguyệt, người đang bị cao huyết áp hoặc bệnh tim khác.
Trên đây là những bài tập thở trong yoga trị liệu mà bạn nên biết. Việc tập yoga trị liệu sẽ không tốn quá nhiều thời gian trong ngày của bạn, đây cũng là một cách tập thể dục nhẹ nhàng trong ngày. Do đó hãy tìm cho mình một bài tập phù hợp và tập luyện mỗi ngày để có một sức khoẻ thật tốt nhé!
CTy TNHH Thiết Bị Y Tế Quang Vinh – QVMED
VPGD: Tòa nhà chung cư Bộ Quốc Phòng CT1, quận Long Biên, Tp.Hà Nội.
0947339225
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HỒ CHÍ MINH
Số nhà 28/17/7 đường 9A, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM
0965588185 – quangvinhmed.2018@gmail.com