Thoái hóa cột sống thắt lưng và cách phòng ngừa

Thoái hóa cột sống thắt lưng – Xã hội hiện đại, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức về bệnh tật. Có những chứng bệnh nếu không phát hiện sớm kịp thời bệnh nhân sẽ phải sống chung với căn bệnh đó cả đời.

Một trong số những bệnh nguy hiểm đó là chứng thoái hóa cột sống thắt lưng. Vậy làm sao để có thể phát hiện sớm và cách phòng ngừa căn bệnh này sẽ như thế nào?

Ngày hôm nay hãy cùng với Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Quang Vinh đi tìm hiểu về thoái hóa cột sống thắt lưng và cách phòng ngừa nhé!

>>> Xem thêm: Sản phẩm hỗ trợ thoái hóa cột sống thắt lưng hiện đại nhất

Thế nào là thoái hóa cột sống thắt lưng?

Cột sống thắt lưng khi bị bệnh lý sẽ biến dạng, tuy không có biểu hiện viêm nhưng nó sẽ khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động. Với chức năng đảm nhiệm nâng đỡ phần lớn trọng lượng của cơ thể, tạo đường cong sinh lý cho cột sống, và là nơi để các cơ quan nội tạng bám vào cơ thể thì cột sống thắt lưng là một phần quan trọng của con người.

thoái hóa cột sống thắt lưng
thoái hóa cột sống thắt lưng

Thương tổn điển hình của thoái hóa cột sống thắt lưng đó là tình trạng đĩa đệm, cột sống thắt lưng bị thoái hóa. Cùng với đó phần sụn và màng hoạt dịch cũng sẽ bị biến dạng do mất nước, thoái hóa.

Ở nước ta có hơn 80% dân số từ 60 tuổi trở lên mắc chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.

Triệu chứng

Bệnh có tốc độ tiến triển rất âm thầm. Bệnh không hề đơn giản để phát hiện. Do vậy để phát hiện được bệnh sớm là khá khó khăn.

Đau khi vận động

Những cơn đau dữ dội, âm ỉ tại vị trí hoạt động của sụn khớp. Một số người bệnh đặc biệt còn nhạy cảm với thời tiết, khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm cơn đau tại vị trí thoái hóa nặng hơn.

Cơn đau sẽ đau từ vùng dưới lưng xuống phần mông và cuối cùng xuống 2 chi chân. Tính chất đau lan tỏa từ khu vực thoái hóa tới những vùng lân cận sẽ làm người bệnh không thể thực hiện động tác cúi xuống được.

Đau khi vận động
Đau khi vận động

Đau tại vị trí cụ thể

Bởi đau phần nửa dưới cơ thể nên người bệnh sẽ không thể giữ thăng bằng được, hoạt động đi lại sẽ rất khó khăn cho bệnh nhân. Phần chi tay và chân cũng sẽ bị yếu hơn bình thường làm cho sự phối hợp giữa hai tay, hai chân bị kém.

Phần gáy và bả vai cũng sẽ bị đau lan xuống cánh tay, gây hiện tượng tê bì rất khó chịu. Với những bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng do phần thắt lưng đau và tê bì nên vùng bàng quang khi bệnh nhân đi tiểu rất khó để kiểm soát. Khi xoay người cử động sẽ nghe thấy rõ tiếng lục cục rất khó chịu.

Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng thì điển hình nhất vẫn là những cơn đau tăng khi người bệnh cố vận động, cơn đau sẽ thuyên giảm khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Càng ở giai đoạn nặng của bệnh những cơn đau sẽ càng nặng nề hơn, nó sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ tới chất lượng sống và sức khỏe của người bệnh.

Đau tại vị trí cụ thể
Đau tại vị trí cụ thể

>>> Xem thêm: Những ai nên sử dụng máy kéo dãn cột sống lưng?

Cách phòng ngừa

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những chứng bệnh tiến triển theo độ tuổi mà không có cách nào để ngăn nó lại. Song chúng ta có thể làm chậm quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng bằng cách sử dụng một chế độ ăn khoa học, một lối sống lành mạnh và tập luyện thể dục thường xuyên.

Chế độ ăn uống

Những nhóm thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng giúp ích rất nhiều trong việc tác tạo, tăng cường cho xương, giúp tăng chất lượng cho chiếc cột sống thắt lưng của bạn.

Glucosamine là một chất có tác dụng trong việc tái tạo sụn khớp cho vùng cột sống bị thoái hóa. Những thực phẩm chứa glucosamine bao gồm sụn bò, xương ống lợn và những thực phẩm chức năng giúp bổ sung trực tiếp glucosamine.

Bổ sung nhiều nước cho cơ thể để phần nhân đĩa đệm cột sống không bị khô do thiếu nước. Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích bởi nó sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thu các chất có lợi cho xương khớp cho cơ thể.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bạn nên hạn chế những công việc khó nhọc gây nhiều sức nặng lên vùng cột sống thắt lưng, điều chỉnh tư thế ngồi, cúi để giảm các áp lực lên vùng cột sống. Thường xuyên thay đổi tư thế khi phải ngồi nhiều thí dụ như đi học, làm việc văn phòng, những công việc đặc thù phải ngồi nhiều.

Giữ một tinh thần thoải mái, tránh xa stress. Bạn cũng cần tập luyện những bài tập yoga hoặc bơi lội, đi bộ, tập thể dục nhịp điệu. Những điều này sẽ giúp làm tăng độ linh hoạt của các khớp xương.

KIểm soát cân nặng hợp lý, tránh để cơ thể bị béo phì. Ngoài ra cũng có một số bài tập chức năng hỗ trợ cột sống thắt lưng.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty thiết bị y tế Quang Vinh về thoái hóa cột sống thắt lưng và cách phòng ngừa. Nếu còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc những câu hỏi liên quan đến thoái hóa cột sống thắt lưng xin liên hệ địa chỉ để được tư vấn tận tình nhất.

TRỤ SỞ – HÀ NỘI

CTy TNHH Thiết Bị Y Tế Quang Vinh – QVMED

VPGD: Toà nhà chung cư Bộ Quốc Phòng CT1-phường Thạch Bàn-Quận Long Biên-Tp.Hà Nội.

Tel: 0947339225

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN HỒ CHÍ MINH

Số nhà 28/17/7 đường 9A, phường Bình Hưng Hoà A, quận Bình Tân, TP.HCM.

Tel: 0965588185

Email: quangvinhmed.2018@gmail.com

Bài viết liên quan